KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
Các dịch vụ Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) do TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CÔNG NGHIỆP 1 cung cấp cho phép kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của kim loại và các mối hàn khi chế tạo cũng như sau một thời gian sử dụng.
Kiểm tra không phá hủy (Non destructive test – NDT) là thuật ngữ chỉ các biện pháp kiểm tra cho phép xác định tình trạng bề mặt và bên trong chiều dày của kết cấu mà không gây phá hủy thiết bị. Các phương pháp chủ yếu :
1. Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic test – UT)
2. Chụp ảnh bức xạ hay còn gọi là chụp phim (Radiographic test – RT)
3. Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (Penetrant test-PT)
4. Kiểm tra bằng bột từ (Magnetic particle test – MT)
Trong đó các biện pháp số 1 và 2 (UT và RT) được sử dụng để phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong chiều dày kết cấu, còn biện pháp số 3 và 4 (PT và MT) sử dụng khi cần kiểm tra các khuyết tật nằm trên bề mặt.
Quyết định về việc công nhận phòng thí nghiệm: VILAS 668
KIỂM TRA AN TOÀN ĐIỆN VÀ CHỐNG SÉT
Tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng. Điều đáng nói là một hệ thống điện an toàn có khả năng loại trừ hầu như hoàn toàn khả năng này. Do đó, việc thiết kế và kiểm tra định kỳ hệ thống điện là cực kỳ quan trọng.
Trung tâm có thể giúp quí vị kiểm tra các hệ thống điện động lực, tư vấn thiết kế các hệ thống điện công nghiệp, đặc biệt là các hệ thống điện chống cháy nổ.
Hệ thống điện động lực và hệ thống chống sét là những hệ thống cần được kiểm tra
thường xuyên, ít nhất 1 năm 1 lần. Điện trở nối đất của các hệ thống này thường tăng dần theo thời gian. Các mối nối và các lớp bọc cách điện trong hệ thống điện cũng có thể bị hư hỏng sau thời gian sử dụng.
Hệ thống chống sét nên được kiểm tra vào mùa khô, trong dịp này, cũng nên kiểm tra luôn hệ thống điện vì trong mùa mưa môi trường ẩm ướt hơn, các sự cố chạm, mát và điện giật cũng dễ xảy ra hơn.
Quyết định về việc công nhận phòng thí nghiệm: VILAS 918
KIỂM TRA VAN AN TOÀN VÀ ÁP KẾ
VAN AN TOÀN
Là những cơ cấu không thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực, van an toàn cần được cân chỉnh trong các trường hợp:
• Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
• Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.
• Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.
Việc kiểm định van an toàn bao gồm các bước cơ bản:
• Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van.
• Dùng khí (Không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
• Kiểm tra độ kín của van.
Việc thực hiện các bước nghiệm thử này đòi hỏi phải có các thiết bị chuyên dùng, đội ngũ kỹ thuật viên đào tạo cơ bản. Trung tâm Kiểm định công nghiệp 1 là một trong số rất ít cơ quan kiểm định tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này.